17 dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ mọi phụ nữ cần nắm rõ

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ với bạn 17 dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ. Hãy nắm rõ những dấu hiệu này để có điều chỉnh phù hợp. Vì chúng chắc chắn sẽ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời bạn.

Bạn có từng cảm thấy đầy hơi, cáu kỉnh hoặc mệt mỏi liên tục? Nguyên nhân có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn. Nội tiết tố được cho là “sứ giả“ hóa học tác động đến hoạt động của các tế bào và cơ quan khác trong cơ thể.

Mức độ nội tiết tố thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời bạn là điều bình thường. Chẳng hạn như trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Nhưng một số loại thuốc và vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến nội tiết tố tăng giảm bất thường.

>> Có thể bạn quan tâm: 9 cách cân bằng nội tiết tố nữ đơn giản

Ăn ngon miệng và tăng cân

Tăng cân có thể do mất cân bằng nội tiết tố

Bạn có thể tăng cân trong quá trình thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như thời kỳ mãn kinh. Nhưng sự thay đổi nội tiết tố không ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bạn.

Thay vào đó, tăng cân có thể xảy ra do các yếu tố khác như lão hóa hoặc lối sống. Ví dụ khi bạn cảm thấy ốm hoặc khó chịu, hoặc khi lượng estrogen của bạn giảm xuống, bạn muốn ăn nhiều hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ leptin trong cơ thể bạn, một loại hormone kích thích cơn đói.

Giảm cân đột ngột

Tuyến giáp kiểm soát tốc độ cơ thể, nhịp tim và nhiệt độ của bạn, chuyển thức ăn thành nhiên liệu. Khi hormone tuyến giáp bị thừa hoặc thiếu thì cân nặng của bạn có thể bị giảm xuống.

Nếu bạn đột ngột giảm 5kg trở lên, nhưng không luyện tập hay thay đổi chế độ ăn uống, hãy thông báo ngay tới bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất cân bằng nội tiết tố tuyến giáp.

Kinh nguyệt không đều – Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ rõ ràng

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố phổ biến

Đây là một trong những dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố phổ biến nhất mà hầu hết mọi chị em đều gặp phải.

Hầu hết chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 21- 35 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn không đến đúng ngày hoặc biến mất trong vài tháng, điều đó nghĩa là lượng hormone (estrogen và progesterone) của bạn quá cao hoặc quá thấp.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do xuất hiện thời kỳ tiền mãn kinh, nếu bạn ở độ tuổi 40 hoặc đầu 50.

Ngoài ra, tình trạng kinh nguyệt không đều cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang.

>> Tham khảo: Top 9 app theo dõi kinh nguyệt dễ dùng nhất

Các vấn đề về giấc ngủ

Nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không ngon, hormone sẽ hoạt động để trợ giúp bạn. Progesterone – hormone do buồng trứng tiết ra – sẽ giúp bạn điều chỉnh giấc ngủ.

Vì thế, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, nghĩa là bạn bị mất cân bằng nội tiết tố, bạn có thể sẽ cảm thấy khó ngủ. Nồng độ estrogen thấp gây ra các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Cả hai yếu tố kết hợp sẽ khiến bạn khó có giấc ngủ ngon.

Mụn trứng cá mãn tính

Mụn trứng cá

Nổi mụn trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Nhưng sau kỳ kinh nguyệt mà mụn không hết có thể là triệu chứng của các vấn đề nội tiết tố.

Sự dư thừa nội tiết tố nam androgen (cả nam và nữ đều có hormone này) có thể khiến tuyến mồ hôi dầu của bạn tiết ra quá mức. Androgen cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông của bạn. Cả hai điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và gây ra mụn trứng cá.

Nếu bạn bị mụn nội tiết, sử dụng viên uống tinh dầu hoa anh thảo có thể là một giải pháp tốt. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị.

Da khô

Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến da bạn bị khô. Điều này có thể xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Khi đó, làn da của bạn có thể bị mỏng đi một cách tự nhiên và không giữ được nhiều độ ẩm như trước đây.

Một vấn đề về tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây khô da. Nếu các biện pháp chăm sóc da bên ngoài không thể cải thiện độ ẩm của da bạn, hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra nội tiết tố nhé.

Sương mù não

Các chuyên gia không thể kết luận chính xác làm thế nào hormone ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Những gì họ biết là những thay đổi về estrogen và progesterone có thể khiến đầu bạn cảm thấy “mờ mịt” và khiến bạn khó ghi nhớ mọi thứ hơn.

Một số chuyên gia cho rằng estrogen có thể tác động đến một số thành phần trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các vấn đề về tập trung và trí nhớ đặc biệt phổ biến trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhưng chúng có thể là triệu chứng của các tình trạng khác liên quan đến hormone như bệnh tuyến giáp. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề suy nghĩ rõ ràng.

Vấn đề tiêu hóa

Mất cân bằng nội tiết tố gây rối loạn tiêu hóa

Ruột của bạn được lót bởi các tế bào nhỏ, gọi là thụ thể phản ứng với estrogen và progesterone. Khi các nội tiết tố này mất cân bằng, cao hoặc thấp hơn bình thường, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Đó là lý do tại sao bạn dễ bị tiêu chảy, đau dạ dày, đầy hơi và buồn nôn trước và trong kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, mụn trứng cá và mệt mỏi thì lượng hormone của bạn có thể đang bị giảm sút.

Mệt mỏi liên tục

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu phổ biến về sự mất cân bằng nội tiết tố. Mức progesterone dư thừa sẽ khiến bạn buồn ngủ.

Ngoài ra, nếu tuyến giáp tạo ra quá ít hormone tuyến giáp, bạn sẽ bị cạn kiệt năng lượng. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho bạn biết mức độ hormone của bạn có quá thấp hay không. Nếu có, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn để điều trị tình trạng đó.

Đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm

Nếu bạn thức giấc trong tình trạng mồ hôi ướt sũng thì nguyên nhân chính là do lượng estrogen thấp. Khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh rất nhiều phụ nữ đều xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi đêm. Các vấn đề về nội tiết tố khác cũng có thể là nguyên nhân.

Thay đổi tâm trạng và trầm cảm

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm hoặc thay đổi nhanh chóng hormone có thể gây ra tâm trạng ủ rũ và buồn bã.

Estrogen có thể ảnh hưởng đến các thành phần quan trọng trong não bộ như serotonin, dopamine, norepinephrine. Ngoài ra, các hormone khác di chuyển theo cùng một lộ trình với chất dẫn truyền thần kinh cũng góp phần tạo nên tình trạng trên.

Rụng tóc và tóc mỏng

Rụng tóc

Khi lượng hormone như estrogen giảm xuống thì hormone khác như testosterone bắt đầu tác động ngược lại. Kết quả xuất hiện tình trạng tóc mỏng hoặc rụng tóc. Bạn có thể nhận thấy điều này khi đang mang thai, mãn kinh hoặc khi bạn sử dụng thuốc tránh thai.

Nhức đầu

Nguyên nhân gây đau đầu rất đa dạng. Nhưng đối với một số phụ nữ, sự sụt giảm estrogen lại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Đó là lý do tại sao bạn thường bị đau đầu ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, vì khi đó lượng estrogen đang suy giảm.

Những cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện vào cùng một thời điểm vào mỗi tháng có thể là dấu hiệu cho thấy mức độ nội tiết tố nữ của bạn đang có sự thay đổi và có thể bị rối loạn.

Khô âm đạo

Đôi khi điều này là bình thường. Nhưng nếu bạn thường xuyên nhận thấy rằng vùng âm đạo bị khô hoặc bị kích ứng, thì có thể là do nồng độ estrogen thấp.

Estrogen giúp các mô âm đạo luôn ẩm ướt và thoải mái. Nếu lượng estrogen của bạn giảm do mất cân bằng, nó có thể làm giảm dịch âm đạo và gây căng tức.

Mất ham muốn tình dục

Hầu hết mọi người nghĩ rằng testosterone là nội tiết tố nam, nhưng cơ thể phụ nữ cũng có tạo ra nó. Nếu mức testosterone của bạn thấp hơn bình thường, bạn sẽ ít quan tâm đến tình dục hơn.

Một cách đơn giản mà nhiều chị em áp dụng là bổ sung nội tiết tố bằng thực phẩm chức nằng. Khi nội tiết tố nữ được cải thiện, ham muốn tình dục cũng sẽ tăng lên. Hãy tìm hiểu các loại viên uống nội tiết tố nữ, chúng có thể giúp bạn tìm lại được đời sống tình dục viên mãn.

Thay đổi ở ngực

Sự sụt giảm estrogen có thể làm mô vú của bạn kém dày dặn hơn. Sự gia tăng tăng hormone có thể cải thiện mô vú của bạn, thậm chí gây ra các khối u hoặc u nang mới. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy những thay đổi ở ngực, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.

Khát nước

Khát nước

Cả estrogen và progesterone đều có thể ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể bạn. Khi mức độ của chúng thay đổ i- giống như trước hoặc khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt – bạn có thể nhận thấy mình khát nước hơn bình thường.

Khát nước cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH), giúp bạn giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể gây ra tình trạng gọi là bệnh đái tháo nhạt.

Mất cân bằng nội tiết tốt là điều mà hầu hết mọi người đều gặp trong đời. Nhưng chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo rối loạn nội tiết tố nữ để có sự hỗ trợ kịp thời không bao giờ là thừa. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng nội tiết tố một cách đơn giản và dễ hiểu.

Nguồn: WebMd (Dịch có chỉnh sửa, bổ sung)

Chia sẻ bài viết này

Picture of Tran Thuy Duyen
Tran Thuy Duyen
Duyên là một Integrative Nutrition Health Coach được công nhận bởi Institute of Integrative Nutrition (IIN - Hoa Kỳ). Duyên yêu thích việc học hỏi và áp dụng các kiến thức đã học được vào cuộc sống của mình. Sở thích là viết lách, chia sẻ, đọc sách và du lịch.

Bạn thấy bài viết này giá trị, hãy tặng mình 1 ly cafe nhé!

Bài viết liên quan

Lưu ý: Một số đường link trong bài viết này có thể là link tiếp thị liên kết. Khi bạn mua hàng qua các đường link này, người bán sẽ trả chúng tôi một phần nhỏ hoa hồng và không phát sinh thêm chi phí nào cho bạn. Đó cũng là cách để bạn ủng hộ chúng tôi trong việc cung cấp các thông tin chất lượng và miễn phí. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Chính sách riêng tư tại đây.

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: