Đạp xe có tác dụng gì – 11 lợi ích có thể bạn chưa biết

Đạp xe giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Hiện nay, môn thể thao đạp xe càng trở nên phổ biến hơn không chỉ với người già mà với tất cả độ tuổi. Những người yêu thích bộ môn này có lẽ đều biết xe đạp tốt cho sức khỏe. Nhưng cụ thể, đạp xe có tác dụng gì? Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu 11 lợi ích của đạp xe đối với cuộc sống.

11 tác dụng tuyệt vời của việc đạp xe

Nếu bạn cho rằng xe đạp chỉ là một phương tiện di chuyển và cảm thấy việc đạp xe là nhàm chán, hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé. Bạn sẽ bắt đầu bộ môn đạp xe ngay sau khi biết những lợi ích tuyệt vời mà việc đạp xe đem lại.

Đạp xe có tác dụng gì: giúp bạn giảm cân

Đạp xe có tác dụng gì?

Giảm cân có thể được coi là lợi ích hàng đầu của đạp xe. Đặc biệt đạp xe với cường độ cao sẽ giúp giảm nhiều lượng chất béo trong cơ thể. Kết hợp với chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng an toàn và hiệu quả.

Các nghiên cứu cho thấy rằng đạp xe đốt cháy rất nhiều calo. Trong cùng một cường độ và thời gian luyện tập, đạp xe tiêu hao calo nhiều hơn 40-50% so với chạy bộ.

Do đó, đạp xe thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một vóc dáng thon gọn.

Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Đạp xe là một vận động có nhiều lợi ích với xương khớp

Khi chạy bộ, các khớp chân của bạn phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Về lâu dài có thể gây các tổn thương về xương khớp. Còn đối với việc đi xe đạp, áp lực không còn dồn vào xương khớp gối và khớp cổ chân nhiều nữa. Do cơ đùi trước và sau đã đảm nhận hết các sức nặng từ cơ thể.

Ngoài ra, đi xe đạp còn giúp các khớp gối hoạt động linh hoạt hơn. Chính vì vậy, một tác dụng của đạp xe chính là giúp cho người bị đau khớp gối có thể tập thể dục nhẹ nhàng, hợp lý.

Luyện tập đạp xe thường xuyên và sử dụng các thực phẩm hợp lý mỗi ngày sẽ giúp cải thiện xương khớp tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung để hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.

Đạp xe giúp cải thiện cơ bắp

Tác dụng của đạp xe giúp tăng cơ bắp

Cải thiện chức năng toàn diện ở phần dưới của cơ thể là một trong những tác dụng của đạp xe. Từ đó, giúp tăng cường cơ bắp ở chân mà không làm ảnh hưởng đến các khớp.

Đi xe đạp giúp cơ tứ đầu, cơ mông, gân kheo và cơ bắp chân của bạn phát triển tốt. Từ đó giúp cho đôi chân của bạn khỏe và săn chắc hơn.

Đi xe đạp có thể làm giảm cholesterol

Một tin vui với những người có hàm lượng cholesterol cao. Điều hòa và cải thiện mức cholesterol trong máu là một lợi ích của đạp xe. Từ đó giúp tăng sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Một số nghiên cứu cho rằng, đạp xe đạp tại nhà có tác động tích cực đến lượng cholesterol. Nó có thể làm tăng mức HDL-C (tốt), giảm mức LDL-C (có hại) và triglycerid.

Đạp xe có tác dụng gì? Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Đạp xe giúp giảm cholesterol và nguy cơ tim mạch.

Ngoài việc cải thiện tình trạng cholesterol máu, đạp xe còn giúp tăng nhịp tim, duy trì chức năng tim mạch. Hoạt động thể chất bằng đạp xe ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt.

Hơn nữa, đi xe đạp thường xuyên còn giúp lưu thông máu, ngăn ngừa mắc các bệnh tim mạch. Theo Hiệp hội Y khoa Anh, đạp xe khoảng 20km/tuần có thể giảm 50% khả năng mắc bệnh tim mạch.

Đạp xe tăng cường sức khỏe tinh thần và trí não

Tác dụng của đạp xe - Tăng sức khỏe tinh thần

Đạp xe giúp giảm bớt cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm. Khi đạp xe bạn có thể thả lỏng và thư giãn đầu óc.

Bạn hãy tập trung vào tuyến đường đi và ngắm quang cảnh xung quanh. Nó sẽ giúp bạn phát triển khả năng tập trung và tăng sức khỏe tinh thần.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi xe đạp ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe và chức năng nhận thức cho người lớn tuổi.

Tác dụng của đạp xe: giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Đạp xe được cho là một cách hỗ trợ trị liệu cho những người bị ung thư hoặc đang hồi phục. Đạp xe hàng ngày còn là một cách ngăn ngừa bệnh ung thư.

Theo thống kê từ các nghiên cứu, tác dụng của đạp xe là giúp giảm đến 45% khả năng mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư vú.

Cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Cải thiện và ngăn ngừa tiểu đường

Cải thiện đường huyết cũng là một trong những tác dụng của đạp xe. Đạp xe từ 30 – 60 phút mỗi ngày rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Để ngăn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tập luyện thường xuyên và kết hợp với chế độ ăn hợp lý.

Đạp xe có tác dụng gì? Cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Đạp xe giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Khi bạn giữ xe đạp thẳng đứng và ổn định cơ thể, bạn sẽ có thể giữ thăng bằng. Đạp xe là một trong những bài tập giữ thăng bằng hiệu quả. Ngoài ra, đẹp xe đúng tư thế còn cải thiện được khả năng phối hợp tổng thể và dáng đi.

Khả năng giữ thăng bằng có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Cơ thể giữ thăng bằng tốt giúp ngăn ngừa té ngã và gãy xương. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Tăng sức bền và độ dẻo dai

Tăng sức bền và độ dẻo dai

Sức bền của cơ thể cho phép thể chất và tinh thần của bạn vượt qua những áp lực trong 1 khoảng thời gian dài. Độ dẻo dai của cơ thể giúp cơ thể bạn tránh được những tổn thương.

Kiên trì tập luyện đạp xe cũng là cách rèn luyện sức bền và tính dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên, nên luyện tập từ cường độ thấp tới cao dần để tránh gặp phải những rủi ro.

Bảo vệ môi trường

Đi xe đạp có tác dụng bảo vệ môi trường

Thay việc đi ô tô và xe máy bằng xe đạp giúp giảm lượng khí thải carbon. Nghiên cứu ở Châu Âu cho thấy dùng xe đạp đi lại thay vì ô tô sẽ giảm 67% lượng khí thải carbon mỗi ngày.

Có thể thấy thói quen đạp xe ngoài trời giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Xe đạp cũng rất hữu ích khi bạn cần đến những nơi hơi xa để đi bộ nhưng lại quá gần để đi ô tô.

Tác hại của đạp xe

Những tác dụng của đạp xe đem lại tốt như vậy. Nhưng vẫn có một số rủi ro và tác hại mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên, những vấn đề này không phải ai cũng gặp và sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và việc tập thể dục của bạn.

Rủi ro khi đạp xe ngoài trời

Khi đạp xe ngoài trời, có lẽ bạn không thể tránh được khói bụi và sự ô nhiễm do khí thải của các phương tiện khác. Ở Việt Nam không có làn dành riêng cho xe đạp nên cũng khá nguy hiểm. Bên cạnh đó, thời tiết xấu cũng sẽ ảnh hưởng tới việc đi xe đạp ngoài trời của bạn.

Thay vì luyện tập thể thao ngoài trời, bạn hoàn toàn có thể tập thể dục bằng cách đạp xe trong nhà. Cách này giúp bạn giải quyết được các rủi ro trên.

Hiện nay có nhiều loại xe đạp tại nhà giá tốt bạn có thể chọn mua để phục vụ việc luyện tập. Bạn hãy tham khảo bài đánh giá chi tiết của Duyên về xe đạp tập tại nhà ở đây.

Rủi ro chấn thương

Rủi ro chấn thương

Nếu không may bị ngã khi đạp xe, bạn có thể bị tổn thương vùng đầu, nếu không đội mũ bảo hiểm. Bạn cũng có thể gặp chấn thương do đâm xe, ngã, va chạm,…

Ngồi lâu trên yên xe nhỏ cũng gây ảnh hưởng tới dây thần kinh. Do người đi xe đạp phải chống đỡ trọng lượng cơ thể của mình trên một chỗ ngồi hẹp. Điều này có thể liên quan đến chấn thương mạch máu hoặc dây thần kinh.

Tác hại khi đạp xe quá mức

Đi xe đạp quá mức có thể gây hại cho sức khỏe

Đạp xe mỗi ngày sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt. Tuy nhiên, bạn không nên đi xe đạp quá lâu hay đạp với cường độ quá lớn. Khi đạp xe quá lâu có thể khiến bạn bị đau lưng, đau mỏi các cơ trên cơ thể. Bạn nên đạp 30-60 phút rồi dừng xe ngồi nghỉ một lát, uống nước rồi hẵng tiếp tục.

Với những người mới đi xe đạp nên bắt đầu từ cường độ thấp. Đạp xe với cường độ quá cao và quá mức có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh, cơ khớp, huyết áp,… Nguy hiểm hơn còn có thể khiến bạn bị suy nhược cơ thể.

Với những người mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đau xương khớp, hen phế quản,… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hình thức vận động này, để phòng tránh các rủi ro, nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp

Lợi ích của việc đạp xe
Đạp xe có giảm mỡ bụng không?

Tác dụng của đạp xe là đốt cháy calo và thúc đẩy quá trình giảm cân. Đạp xe cũng tác động rất nhiều vào nhóm cơ bụng. Khi đi xe đạp với cường độ thích hợp sẽ giúp bạn sở hữu thể chất tốt và bụng phẳng, eo thon.
Nhưng đạp xe không phải là yếu tố duy nhất giúp giảm mỡ bụng. Quan trọng là bạn cần phối hợp tập luyện với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Đạp xe có tăng chiều cao không?

Đạp xe sẽ giúp tăng chiều cao nếu bạn kiên trì và đi đúng cách, và vẫn trong độ tuổi phát triển chiều cao. Ngồi trên yên xe được nâng cao sẽ giúp kéo căng cơ bắp chân và bắp đùi nên giúp kéo dài cơ chân.
Nhờ đó, xương ống chân sẽ được phát triển tự do khi áp lực lên chân. Khi cơ chân căng ra và co lại, chúng sẽ kéo các xương mà chúng được gắn vào. Do đó làm cho chân dài ra giúp tăng chiều cao hiệu quả.

Đạp xe có to chân không?

Đạp xe với cường độ vừa phải trong thời gian thích hợp sẽ không làm chân bị to. Chân chỉ to hơn khi bạn luyện tập ở cường độ cao do sự phát triển của cơ bắp.

Kết luận

Đọc đến đây, bạn đã biết đạp xe có tác dụng gì chưa? Có lợi ích của việc đạp xe gây bất ngờ cho bạn không.

Hy vọng rằng với những kiến thức này, bạn sẽ bắt đầu tập luyện đạp xe ngay để cải thiện sức khỏe của bạn. Đạp xe mỗi ngày sẽ giúp bạn có một vóc dáng đẹp, một trái tim khỏe và đôi chân săn chắc.

Chúc bạn thành công với việc tập luyện. Và nếu có câu hỏi gì, bạn hãy viết ở phần bình luận nhé.

Nguồn tham khảo: Healthline

Chia sẻ bài viết này

Picture of Tran Thuy Duyen
Tran Thuy Duyen
Duyên là một Integrative Nutrition Health Coach được công nhận bởi Institute of Integrative Nutrition (IIN - Hoa Kỳ). Duyên yêu thích việc học hỏi và áp dụng các kiến thức đã học được vào cuộc sống của mình. Sở thích là viết lách, chia sẻ, đọc sách và du lịch.

Bạn thấy bài viết này giá trị, hãy tặng mình 1 ly cafe nhé!

Bài viết liên quan

Lưu ý: Một số đường link trong bài viết này có thể là link tiếp thị liên kết. Khi bạn mua hàng qua các đường link này, người bán sẽ trả chúng tôi một phần nhỏ hoa hồng và không phát sinh thêm chi phí nào cho bạn. Đó cũng là cách để bạn ủng hộ chúng tôi trong việc cung cấp các thông tin chất lượng và miễn phí. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Chính sách riêng tư tại đây.

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: