Những bệnh không nên uống collagen? Nắm rõ trước khi dùng

Collagen dành cho ai?

Mặc dù các sản phẩm collagen đều đảm bảo lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Nhưng vẫn có những bệnh không nên uống collagen. Nếu bạn gặp một số bệnh dưới đây thì không nên sử dụng để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.

  • Bệnh dị ứng với collagen hoặc cá
  • Bệnh viêm loét dạ dày cấp hay mạn tính.
  • Bệnh thận mạn tính
  • Người bị huyết áp thấp
  • Người đang sử dụng thuốc đặc trị hoặc thuốc tránh thai

Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết nguyên nhân nhé.

Những bệnh không nên uống collagen bạn nên quan tâm

Collagen dành cho ai?

Hiện nay, collagen không còn là sản phẩm xa lạ với các chị em phụ nữ. Bởi lẽ collagen không chỉ giúp đẹp da mà còn tăng cường sức khỏe. Những chị em ngoài 20 tuổi có nhu cầu bổ sung collagen đều có thể sử dụng sản phẩm này. Đặc biệt là những chị em phụ nữ ngoài 40 tuổi đang bị thiếu hụt collagen và lão hóa càng nên sử dụng.

Không chỉ vậy, collagen còn dành cho cả nam giới đang gặp vấn đề về sụn xương khớp. Collagen còn được chứng minh là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nhu cầu sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước để được tư vấn cụ thể.

Uống collagen đúng cách sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn gặp những bệnh dưới đây mà sử dụng collagen có thể gây phản tác dụng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của bạn.

Người bị dị ứng với collagen hoặc cá

Dị ứng khi uống collagen

Trước khi sử dụng collagen, bạn cần chắc chắn rằng bản thân không bị dị ứng với collagen hoặc cá. Phần lớn các sản phẩm bổ sung collagen đều được chiết xuất từ da cá bởi cá là một nguồn giàu collagen.

Khi sử dụng collagen mà bạn xuất hiện mẩn ngứa, mề đay, phát ban,… Hãy ngưng sử dụng ngay vì đó là những dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với các sản phẩm collagen.

Tóm lại, nếu bạn bị dị ứng với cá nói chung và collagen nói riêng thì không nên uống collagen. Bạn có thể bổ sung collagen từ các thực phẩm khác như gà, nước hầm xương, các loại hạt, trái cây,… Hàm lượng collagen ở các thực phẩm trên đủ để cung cấp cho bạn collagen mà không gây dị ứng.

Bệnh nào không nên uống collagen? Bệnh thận mạn tính

Không nên uống collagen khi bị bệnh thận mạn tính

Nếu bạn đang mắc bệnh thận mạn tính thì không nên uống collagen. Khi bị bệnh thận, thận của bạn đã bị tổn thương 1 phần. Lúc này, uống collagen có thể làm tăng áp lực lên quá trình lọc ở cầu thận. Từ đó, gây ảnh hưởng lên các tế bào và cấu trúc của thận và có thể làm cho bệnh nặng hơn. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến thận suy giảm chức năng và bị hỏng thận.

Tuy nhiên, với những người có thận khỏe mạnh hoàn toàn thì có thể uống collagen bình thường. Khi uống đúng cách và đúng liều thì collagen sẽ đem lại những công dụng tốt. Không được lạm dụng quá nhiều collagen để mọi chức năng của thận cũng như cơ thể được ổn định.

Người huyết áp thấp không nên uống collagen

Một trong những bệnh không nên uống collagen nữa chính là bệnh huyết áp thấp. Do tác dụng phụ của collagen là có thể bị giảm huyết áp khi sử dụng.

Tuy collage không làm giảm huyết áp quá nhiều và rất ít khi xảy ra tác dụng này. Nhưng nếu bạn có tiền sử hoặc đang bị huyết áp thấp thì bạn không nên uống collagen. Hoặc bạn có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ khi muốn sử dụng.

Bệnh nào không nên uống collagen? Viêm loét dạ dày

Bệnh nào không nên uống collagen? Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày cũng là một trong những bệnh không nên uống collagen. Khi trong quá trình điều trị bệnh này, hãy ngưng sử dụng collagen.

Trên thực tế, collagen không gây nguy hại cho dạ dày. Nhưng các loại sản phẩm collagen thường được bổ sung thêm vitamin C – một loại acid có nguy cơ tăng tiết dịch vị. Từ đó khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng lên và khiến tình trạng viêm loét sẽ nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, một số collagen dạng bột hay dạng viên có mùi vị tanh của cá. Mùi vị khó chịu này gây ảnh hưởng tới người bị viêm loét dạ dày. Nó có thể gây trào ngược acid dạ dày thực quản khiến bạn buồn nôn. Ngoài ra còn khiến bạn khó chịu do những cơn co thắt dạ dày gây ra.

Khi bệnh viêm loét dạ dày của bạn đã được cải thiện, bạn có thể sử dụng collagen. Nên uống sau bữa ăn và uống với thật nhiều nước để tránh tác động nhiều lên dạ dày. Nếu khi sử dụng mà bị tái viêm loét lại, dừng sử dụng ngay. Bạn có thể đổi sang cách bổ sung collagen từ thực phẩm tự nhiên.

Những người đang sử dụng thuốc đặc trị, thuốc tránh thai

Thuốc đặc trị

Những người mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, suy gan thận,… sử dụng thuốc thường xuyên thì hãy thận trọng khi sử dụng collagen. Collagen có thể gây tương tác với các thuốc đặc trị dẫn đến các tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, collagen có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của bạn. Do đó, khi bạn đang sử dụng các thuốc đặc trị, tốt nhất không nên uống collagen. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ nêu việc bổ sung collagen là cần thiết. Còn đối với các loại thuốc khác, có thể uống cách thời gian uống collagen để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, collagen cũng gây tương tác không tốt với thuốc tránh thai. Khi bạn có nhu cầu tránh thai mà uống cùng một lúc hai loại thuốc này. Chúng có thể gây ra hiện tượng mang thai giả với triệu chứng buồn nôn, tắt kinh, mệt mỏi,… Vì thế, chị em phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng không nên uống collagen.

Bị u có được uống collagen?

Bị u có uống được collagen không?

Người bị u, bị ung thư có uống được collagen không là điều mà nhiều người thắc mắc. Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

U xơ tử cung hay u xơ tuyến vú

Khi không may bị mắc u xơ tuyến vú, hay u xơ tử cung, bạn vẫn có thể uống collagen với hàm lượng vừa đủ. Bởi u xơ thường là những khối u lành tính. Nhiều người cho rằng collagen gây ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là estrogen. Do đó họ nghĩ khi bị u xơ thì không nên sử dụng.

Các chuyên gia y tế đã khuyên rằng không nên uống các sản phẩm bổ sung collagen hàm lượng cao trong thời gian dài. Vì khi bị u xơ, estrogen trong cơ thể tăng cao cũng làm tăng quá trình sản sinh collagen. Kết hợp với lượng lớn collagen bạn nạp vào sẽ gây dư thừa. Khi cơ thể không hấp thụ hết sẽ có nguy cơ gây tác dụng phụ.

Chính vì vậy, khi bị u xơ, bạn vẫn có thể uống collagen với hàm lượng thấp, và dùng theo liệu trình hợp lý. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách uống collagen để đảm bảo an toàn cho cơ thể

U nang buồng trứng

Cũng giống như u xơ, nếu khối u nang buồng trứng của bạn lành tính thì bạn có thể uống được collagen. Việc sử dụng collagen còn được chứng minh có thể ngăn ngừa sự biến đổi của các tế bào gốc.

Tuy nhiên hãy uống đúng cách, đúng liều lượng và đúng liệu trình để đạt hiệu quả tốt và an toàn. Để yên tâm hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

U tuyến giáp

Đối với bệnh u tuyến giáp, bạn hoàn toàn có thể uống collagen. Bởi collagen không gây ảnh hưởng đến hormone hay chức năng của tuyến giáp. Một số bệnh nhân u tuyến giáp còn được khuyến khích uống collagen nhằm giúp cải thiện làn da, xương khớp và tiêu hóa.

Tóm lại, những bệnh nhân có các khối u lành tính vẫn có thể sử dụng collagen bình thường. Còn bệnh nhân ung thư hay có khối u ác tính đang hóa trị hoặc xạ trị thì không nên sử dụng collagen để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ.

Câu hỏi thường gặp

Uống collagen
Uống collagen có ảnh hưởng tới nội tiết tố không?

Như đã nói ở trên, collagen và nội tiết tố có mối liên quan đến nhau. Tuy nhiên, việc uống collagen đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng xấu cho nội tiết tố. Ngược lại, còn giúp ổn định và cân bằng hệ nội tiết và làm đẹp cho cơ thể từ trong ra ngoài.

Uống collagen có hại gan thận không?

Uống collagen đúng liều, đúng liệu trình sẽ không làm hại cho gan thận khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu uống collagen hàm lượng quá cao trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn cho gan và thận. Từ đó, có thể gây suy giảm chức năng của hai cơ quan này.
Uống collagen dạng viên với quá ít nước cũng có nguy cơ tổn thương gan. Hay sử dụng các sản phẩm collagen hàng giả, hàng kém chất lượng cũng nguy hiểm cho gan thận. Bên cạnh đó, uống thừa collagen có thể làm tăng lượng oxalat trong cơ thể dẫn đến sỏi thận.

Viêm gan B có uống được collagen không?

Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy người bị viêm gan B không uống được collagen. Collagen đem lại những công dụng tốt cho việc cải thiện tiêu hóa… Từ đó cũng hỗ trợ gan phần nào trong quá trình tiêu hóa. Do vậy, những người bị viêm gan B có nhu cầu bổ sung collagen hoàn toàn có thể uống để cải thiện cơ thể.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về những bệnh không nên uống collagen. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích này có thể giúp bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng collagen.

Hãy tìm kiếm các sản phẩm collagen bổ sung tốt và chất lượng. Đồng thời uống collagen một cách thông minh để chúng đem lại những hiệu quả tốt cho làn da và cơ thể bạn.

Chia sẻ bài viết này

Picture of Tran Thuy Duyen
Tran Thuy Duyen
Duyên là một Integrative Nutrition Health Coach được công nhận bởi Institute of Integrative Nutrition (IIN - Hoa Kỳ). Duyên yêu thích việc học hỏi và áp dụng các kiến thức đã học được vào cuộc sống của mình. Sở thích là viết lách, chia sẻ, đọc sách và du lịch.

Bạn thấy bài viết này giá trị, hãy tặng mình 1 ly cafe nhé!

Bài viết liên quan

Lưu ý: Một số đường link trong bài viết này có thể là link tiếp thị liên kết. Khi bạn mua hàng qua các đường link này, người bán sẽ trả chúng tôi một phần nhỏ hoa hồng và không phát sinh thêm chi phí nào cho bạn. Đó cũng là cách để bạn ủng hộ chúng tôi trong việc cung cấp các thông tin chất lượng và miễn phí. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Chính sách riêng tư tại đây.

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: