Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn hiệu quả

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới, người trung niên và cao tuổi. Bệnh diễn biến âm thầm và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện. 

Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạchphương pháp điều trị hiệu quả. Cùng theo dõi nhé! 

Tổng quan về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì ? 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý của hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả. Máu bị dồn ứ ở chi dưới mà không được đẩy về tim như bình thường. Tĩnh mạch bị dồn ép thời gian dài sẽ bị phình/giãn ra. 

Đây là một bệnh lý tiến triển chậm rãi và âm thầm. Các biểu hiện bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác do đó tương đối khó để phát hiện sớm. Thông thường người bệnh sẽ chỉ đến trung tâm điều trị khi chân bị sưng phồng đột ngột gây đau đớn và khó chịu. Lúc này các vết suy giãn tương đối nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe người bệnh.  

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể nhận biết thông qua mắt thường kết hợp một vài dấu hiệu nhận biết trên cơ thể. 

Giai đoạn đầu: Bạn có thể thấy các triệu chứng như sau:

  • Các vết tĩnh mạch nổi lên dưới da, ngoằn ngoèo, có màu xanh hoặc hơi xanh tím, có những vị trí phồng lên bất thường. 
  • Đôi khi bạn sẽ cảm thấy chân tê bì nhức mỏi. Khi ngồi quá lâu có thể bị chuột rút. Tần suất cơn nhức mỏi và chuột rút sẽ tăng dần theo thời gian diễn biến của bệnh. 
  • Cảm giác nặng nề vùng thân dưới, hay cảm giác bị kim châm kiến bò ở cẳng chân sẽ không biến mất sau khi nghỉ ngơi hoặc xoa bóp.

Giai đoạn bệnh bệnh trở nặng: Có thể xuất hiện tình trạng bắp chân phù nề đột ngột. Màu sắc da có sự thay đổi, đôi khi xuất hiện các vết loét khó lành. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần phối hợp điều trị sớm để tránh xảy ra các biến chứng không thể vãn hồi.

Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới 

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội tim mạch Việt Nam, nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. 

Suy giãn tĩnh mạch có thể do di truyền

Về cơ bản, người mắc bệnh có thể chia thành ba nhóm: 

  • Nhóm 1: Người mắc do di truyền từ bố hoặc mẹ.
  • Nhóm 2: Phụ nữ sau khi mang thai (đa phần có thể hồi phục sau sinh). 
  • Nhóm 3: Người bị suy giãn tĩnh mạch do hệ quả sinh hoạt thiếu khoa học, béo phì, tăng cân đột ngột, hút thuốc lá, lười vận động hoặc làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều.

Nhóm 3 là nhóm có số lượng người bệnh áp đảo so với 2 nhóm còn lại. Tình trạng gia tăng áp lực máu trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến gây bệnh ở nhóm này. 

Diễn biến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có những biểu hiện lâm sàng khá dễ nhận biết. Tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn phải được bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng. Thông thường, siêu âm Duplex sẽ được chỉ định giúp xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. 

Diễn biến bệnh suy giãn tĩnh mạch

Theo hệ thống phân chia cấp độ bệnh lâm sàng CAEP, bệnh chia làm 6 giai đoạn ứng với các biểu hiện rõ rệt. 

  • Giai đoạn 1: Giãn tĩnh mạch dưới dạng mạng nhện hay hình lưới ở chi dưới.
  • Giai đoạn 2: Giãn tĩnh mạch dưới da, tĩnh mạch phồng lên và xoắn độ lớn tĩnh mạch nổi trên 3 mm.
  • Giai đoạn 3: Giãn tĩnh mạch gây phù nề bắp chân.
  • Giai đoạn 4: Giãn tĩnh mạch gây chàm da, biến đổi màu sắc da chi dưới.
  • Giai đoạn 5: Giãn tĩnh mạch gây lở loét da cấp độ 1 (có thể lành lại).
  • Giai đoạn 6: Giãn tĩnh mạch gây lở loét không thể lành (tiềm ẩn huyết khối gây nguy hiểm tính mạng người bệnh).

Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Đây là bệnh lý tương đối dễ điều trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, người bệnh thường đến bệnh viện điều trị khi bệnh đã trở nặng. Ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp trị liệu đơn giản nhằm giảm các triệu chứng của bệnh và phục hồi. Khi suy giãn nặng hơn bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.  

Điều trị thông qua thay đổi lối sống

Người bệnh ở giai đoạn 1 & 2 có thể phục hồi thông qua tập luyện và thay đổi thói quen. Để bắt đầu điều trị, bạn cần xác định rõ tình trạng bệnh của mình thông qua các vết giãn tĩnh mạch dưới chân. 

Dưới đây, mình xin gợi ý một số giải pháp đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà và nơi làm việc.

Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Vận động thường xuyên

Ngồi hoặc đứng trong thời gian quá lâu sẽ khiến tĩnh mạch chịu áp lực lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch. Việc vận động thường xuyên là vô cùng cần thiết, áp lực từ việc di chuyển sẽ tránh máu bị dồn ngược hoặc tồn đọng ở tĩnh mạch quá lâu.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, hãy đứng lên đi lại hoặc vận động sau mỗi 1 tiếng để giúp máu lưu thông và giảm tải áp lực cho tĩnh mạch chân. Phương pháp này rất đơn giản và phù hợp với nhân viên văn phòng và lái xe, những người thường xuyên phải ngồi nhiều.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Hạn chế đi giày cao gót và mặc quần áo bó sát

Các loại váy bó sát, quần bó chân, đai giảm cân…đều là những trang phục tạo nên áp lực chân cản trở tuần hoàn. Nếu thường xuyên sử dụng các loại trang phục này trong 3-5 ngày/tuần bạn có nguy cơ suy tĩnh mạch cao hơn gấp 3-5 lần bình thường. 

Hãy lựa chọn trang phục vừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe của bạn. Các loại váy rộng, có chất liệu co giãn mát mẻ, đi giày mềm, có đế cao su dày và đàn hồi tốt là những lựa chọn không tồi, bạn có thể thử.

Kiểm soát cân nặng

Giảm cân

Khi bạn trở nên nặng hơn (béo phì) cơ thể bạn sẽ phải chịu áp lực lớn hơn. Những người bị thừa cân cũng có nguy cơ tim mạch cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Hệ tuần hoàn yếu khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có suy tĩnh mạch. 

Ăn nhiều các loại đậu tự nhiên, rau xanh và các thực phẩm có hàm lượng chất oxy hóa cao sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Tuân thủ chế độ ăn hợp lý, giảm béo, giảm mặn, giảm đường, rời xa bia rượu, thuốc lá bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy năng lượng và nhẹ nhõm.  

Thực hiện các bài tập vận động chi dưới

Các bài tập hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Đối với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch dạng lưới hoặc mạng nhện, bạn hoàn toàn có thể phục hồi thông qua tập luyện. Việc vận động hợp lý không chỉ giảm áp lực cho tĩnh mạch chân mà còn tăng độ dẻo dai của thành mạch, cải thiện vóc dáng của toàn bộ cơ thể. 

Có rất nhiều bài tập chi dưới tốt. Bài tập Buerger Allen, bài tập side lunge, bài tập nhón gót hay vận động bằng xe đạp là những bài tập được các chuyên gia trị liệu hàng đầu khuyên dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ 

Ngoài việc thay đổi thói quen và kết hợp các bài tập vận động. Người bệnh hoàn toàn có thể dùng các thiết bị hỗ trợ để tự phục hồi suy giãn tĩnh mạch tại nhà. Các thiết bị này tập trung vào việc kích thích tuần hoàn máu và đánh tan huyết ứ, gia tăng khả năng đàn hồi của tĩnh mạch chân. 

Hai liệu pháp điều trị dưới đây được các bác sĩ khuyên dùng. 

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ áp lực

Đây là biện pháp phù hợp với người bệnh  ở mọi cấp độ. Vớ áp lực là loại vớ có thiết kế đặc biệt có tính đàn hồi cao. Khi sử dụng vớ, tĩnh mạch bị ép chặt ngăn máu chảy ngược qua hệ thống van áp suất, hỗ trợ đẩy máu về tim. 

Vớ áp lực là giải pháp đơn giản có thể dùng thường xuyên nhằm giảm đau sưng và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, lực ép của tất tương đối nhẹ, khó duy trì hiệu quả trong thời gian dài 

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng máy massage chân

Máy massage chân

Massage cũng là một phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Phương pháp này cũng được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Máy massage chân có tác dụng xoa bóp cơ bắp, đánh tan vết bầm do huyết ứ bị tắc lại. Tác dụng nhiệt cũng sẽ giúp bệnh nhân giảm đau.  

Áp lực từ túi khí giúp tăng cường tính dẻo dai của thành tĩnh mạch. Lực tác dụng đều đặn cũng sẽ giảm áp lực mà tĩnh mạch nông ở chân phải chịu. Giải pháp này có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài, vừa có tác dụng thư giãn lại có hiệu quả rõ rệt. 

Ngoài những loại máy massage chân thông thường, bạn có thể dùng một thiết bị chuyên biệt hơn là máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch để hỗ trợ điều trị tại nhà.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về máy massage chân và máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch tại đây.

Một thiết bị nữa mà bạn có thể dùng là bồn massage ngâm chân. Tuy nhiên, khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, bạn chỉ được ngâm chân bằng nước lạnh. Sử dụng nước nóng có thể khiến tình trạng bệnh của bạn nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng liệu pháp chuyên sâu

Khi bệnh trở nặng thường ở giai đoạn 5 & 6, người bệnh không có khả năng tự phục hồi, can thiệp y tế là bắt buộc. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng & tình trạng tổn thương của tĩnh mạch, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. 

Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến: 

Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch

Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch

Khi tĩnh mạch bị tổn thương quá nặng và khó phục hồi, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp xơ hóa. Một loại thuốc chuyên dụng sẽ được tiêm vào các tĩnh mạch này, khiến chúng cứng lại và tiêu biến dần, máu sẽ được vận chuyển thông qua các tĩnh mạch khác. Biện pháp này có thể triệt tiêu hoàn toàn các tĩnh mạch bị giãn, nhưng lại tạo áp lực lớn hơn với các tĩnh mạch còn lại.  

Do vậy, sau khi điều trị người bệnh cần vận động thường xuyên hoặc dùng máy massage chân để giảm áp lực thường xuyên giảm tổng áp lực cho hệ thống tĩnh mạch chi dưới.

Phẫu thuật stripping

Stripping

Phương pháp này được áp dụng để loại bỏ hoàn toàn những tĩnh mạch không có khả năng phục hồi. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn những tĩnh mạch bị giãn mà không làm ảnh hưởng đến các tĩnh mạch còn lại. Phương pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ tương tự phương pháp xơ hóa tĩnh mạch, do vậy chỉ sử dụng khi không còn giải pháp nào khác.  

Điều trị bằng laser và sóng cao tần nội mạch

Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn và có độ an toàn cao. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser và sóng cao tần khiến tĩnh mạch bị suy giãn bị teo nhỏ và xơ hóa tự nhiên. Sau khi điều trị bằng laser bệnh nhân có tốc độ hồi phục nhanh, mức độ hiệu quả cao. Sẽ có vài tác dụng phụ như đau cơ hoặc bầm tím, bệnh nhân cũng có thể dùng máy massage chân hoặc vớ áp lực trong 2-3 tuần để giảm thời gian phục hồi. 

Điều trị bằng sóng cao tần nội mạch

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là loại bệnh thường gặp và có thể diễn biến nặng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ với sức khỏe. Do đó, hãy tích cực vận động thường xuyên, thay đổi thói quen sinh hoạt  để phòng ngừa khả năng mắc bệnh. Trong trường hợp phát hiện nguy cơ mắc bệnh hãy điều trị sớm nhất có thể. 

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng!

Chia sẻ bài viết này

Picture of Tran Thuy Duyen
Tran Thuy Duyen
Duyên là một Integrative Nutrition Health Coach được công nhận bởi Institute of Integrative Nutrition (IIN - Hoa Kỳ). Duyên yêu thích việc học hỏi và áp dụng các kiến thức đã học được vào cuộc sống của mình. Sở thích là viết lách, chia sẻ, đọc sách và du lịch.

Bạn thấy bài viết này giá trị, hãy tặng mình 1 ly cafe nhé!

Bài viết liên quan

Lưu ý: Một số đường link trong bài viết này có thể là link tiếp thị liên kết. Khi bạn mua hàng qua các đường link này, người bán sẽ trả chúng tôi một phần nhỏ hoa hồng và không phát sinh thêm chi phí nào cho bạn. Đó cũng là cách để bạn ủng hộ chúng tôi trong việc cung cấp các thông tin chất lượng và miễn phí. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Chính sách riêng tư tại đây.

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: