Prebiotics là gì? Prebiotics khác gì so với probiotics

Prebiotics là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới probitics, hay còn gọi là lợi khuẩn. Và có một từ khác cũng khá giống với lợi khuẩn, đó là prebiotics. Vậy thì prebiotics là gì, và nó có khác gì so với probiotics không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về prebiotics.

Prebiotics là gì?

Prebiotics là gì?

Prebiotics chính là chất xơ có trong một số loại rau củ quả và hạt đậu. Cơ thể người không thể tiêu hóa được chất xơ này, nhưng lợi khuẩn đường ruột lại có thể tiêu hóa được chúng

Như vậy, prebiotics và probiotics khác nhau như thế nào? Nói một cách đơn giản, probiotics là lợi khuẩn, còn prebiotics là thức ăn của lợi khuẩn.

Việc hiểu đúng prebiotics là gì và phân biệt được prebiotics với probiotics rất quan trọng. Bởi để cải thiện hệ tiêu hóa, bạn cần bổ sung cả hai thứ này. Bạn không thể chỉ bổ sung lợi khuẩn rồi để cho chúng đói, phải không nào?

Tác dụng của prebiotics với cơ thể người

Nếu prebiotics chính là chất xơ mà cơ thể người không tiêu hóa được, thì tác dụng của prebiotics là gì.

Hệ tiêu hóa là nơi chuyển hóa thức ăn và tạo năng lượng cho cơ thể người. Chúng cũng là nơi cư ngụ của phần lớn hệ miễn dịch. Vì thế, chắc chắn prebiotics có rất nhiều lợi ích với cơ thể người và hỗ trợ sức khỏe trên nhiều khía cạnh, trong đó có việc giảm cân.

Tác dụng của prebiotics
Prebiotics giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Một số tác dụng chính của prebiotics có thể kể đến là:

  • Tăng cường sức khỏe đường ruột. Một chế độ ăn giàu prebiotics sẽ kích thích lợi khuẩn đường ruột phát triển. Từ đó, cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Giảm triệu chứng bệnh đường ruột. Prebiotics giúp lợi khuẩn phát triển tốt. Nên chúng sẽ giúp bạn cải thiện một số bệnh gây ra bởi sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột như táo bón, hội chứng ruột kích thích.
  • Cải thiện trao đổi chất. Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung prebiotics giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu và lượng triglycerid. Tuy nhiên, tác động của prebiotics đến các bệnh chuyển hóa vẫn cần nghiên cứu thêm.
  • Tăng cường miễn dịch. Lợi ích này hoàn toàn dễ hiểu, bởi 70% hệ miễn dịch của cơ thể người nằm ở hệ tiêu hóa. Prebiotics cải thiện đường ruột và gián tiếp giúp bạn tăng khả năng miễn dịch.

Với những tác dụng trên, prebiotics chắc chắn là một phần không thể thiếu của chế độ dịnh dưỡng lành mạnh. Nó không thay thế probiotics, mà phải hoạt động cùng với probiotics (lợi khuẩn).

Bổ sung hai thành phần này đồng thời là công thức tốt để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Vậy thì bổ sung prebiotics bằng cách nào, hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé.

Prebiotics có ở đâu

Nguồn thực phẩm tự nhiên

Bạn có thể tìm thấy prebiotics trong các thực phẩm tự nhiên như:

  • Măng tây
  • Hành tây và tỏi tây
  • Khoai tây
  • Cà chua
  • Tỏi
  • Mật ong
  • Chuối
  • Táo
  • Bưởi, chanh
  • Đào, mơ
  • Các loại quả mọng (mâm xôi, dâu tây…)
  • Yến mạch, lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen
  • Quinoa
  • Các loại hạt đậu
  • Hạt chia
  • Rong biển
  • Rau diếp xoăn
  • Cà rốt
  • Sữa bò
Prebiotics có ở đâu?

Không có quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều prebiotics tự nhiên lắm. Nhưng chúng cũng đủ đa dạng để bạn có thể sử dụng luân phiên trong bữa ăn hàng ngày. Vì thế, hãy lựa chọn những loại thực phẩm quen thuộc với bạn trong danh sách trên và bổ sung chúng vào bữa ăn của bạn nhé.

Tóm lại thì với mình, việc ăn các thực phẩm toàn phần (whole food) là cách tốt nhất để nạp prebiotics vào cơ thể. Đa dạng hóa các loại ngũ cốc, trái cây, rau, củ, hạt trong bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt nếu bạn đang muốn giảm cân.

Prebiotics bổ sung

Ngoài nguồn thực phẩm tự nhiên, bạn có thể bổ sung prebiotics được tổng hợp sẵn dưới dạng chế phẩm sinh học. Chúng là một dạng thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn, có thể ở dạng bột hoặc viên uống.

Theo Healthline, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung prebiotic vào chế độ ăn có thể có lợi cho những người mắc bệnh đường ruột hay có lượng đường trong máu cao, v.v. Tuy nhiên, tác động của các loại prebiotics bổ sung còn cần được nghiên cứu thêm.

Hơn nữa, việc bổ sung prebiotics còn được quyết định bởi tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nhu cầu dinh dưỡng của từng người. Vì vậy, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng prebiotics bổ sung.

Lời kết

Tóm tắt ngắn gọn, prebiotics là gì? Đó là chất dinh dưỡng dành cho lợi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung prebiotics bằng việc ăn các thực phẩm tự nhiên hoặc dùng các chế phẩm sinh học.

Để có được kết quả tốt nhất, bạn cần bổ sung liên tục và đồng thời cả probiotics và prebiotics. Nếu bạn đang có các vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung hai thành phần này.

Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận để trao đổi với Duyên nhé.

Chia sẻ bài viết này

Picture of Tran Thuy Duyen
Tran Thuy Duyen
Duyên là một Integrative Nutrition Health Coach được công nhận bởi Institute of Integrative Nutrition (IIN - Hoa Kỳ). Duyên yêu thích việc học hỏi và áp dụng các kiến thức đã học được vào cuộc sống của mình. Sở thích là viết lách, chia sẻ, đọc sách và du lịch.

Bạn thấy bài viết này giá trị, hãy tặng mình 1 ly cafe nhé!

Bài viết liên quan

Lưu ý: Một số đường link trong bài viết này có thể là link tiếp thị liên kết. Khi bạn mua hàng qua các đường link này, người bán sẽ trả chúng tôi một phần nhỏ hoa hồng và không phát sinh thêm chi phí nào cho bạn. Đó cũng là cách để bạn ủng hộ chúng tôi trong việc cung cấp các thông tin chất lượng và miễn phí. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Chính sách riêng tư tại đây.

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: